Phóng sanh như thế nào mới đúng ý nghĩa ?

February 04, 2024

Phóng sanh như thế nào mới đúng ý nghĩa ?

Hỏi: Vào những ngày Đại Lễ của Phật giáo như Phật Đản, Vu lan, con thường thấy một vài Phật tử mua chim hay bồ câu để phóng sanh. Nhưng họ mua không thả liền, mà họ đem vô chùa để nhốt chờ quý thầy làm lễ rồi mới thả. Có khi thầy bận việc, không làm lễ liền phải nhốt chúng trong lồng có khi qua cả đêm đến sáng hôm sau, đợi đến lúc thầy rảnh mới làm lễ thả, hoặc có khi phải chờ đến giờ hành lễ chánh thức (trường hợp như lễ Phật Đản) mới phóng sanh. Xin hỏi: phóng sanh như thế có đúng với ý nghĩa phóng sanh hay không? Và người mua vật để phóng sanh như thế có phước đức nhiều không ?

Đáp: Điều này, nếu xét kỹ, ta thấy không đúng với ý nghĩa phóng sanh cho lắm. Thật ra, đúng nghĩa phóng sanh là sau khi mua con vật phải thả ngay. Động cơ phóng sanh là gì? Phải chăng tất cả đều do lòng từ bi mà ra. Vì lòng từ bi, nên thương xót con vật nào đó đang bị đau khổ kêu la cầu cứu. Chúng ta vì thương chúng không nở nhìn thấy chúng phải chết một cách đau thương, nên người Phật tử động lòng trắc ẩn từ bi mà bỏ tiền ra để mua chúng. Nhưng sau khi mua xong, thì tức tốc phải thả chúng ra ngay, để chúng được tự do thoải mái.

Người xưa nói: “Nhứt nhựt tại tù, thiên thu tại ngoại.” Nghĩa là: một ngày bị nhốt trong lao tù, bằng một ngàn năm sống được tự do ở bên ngoài. Như thế, thì mới đúng với ý nghĩa phóng sanh. Và như thế, mới thực sự  có phước và mới thực sự là thể hiện đúng với lòng từ bi Phật dạy.

Ngược lại, đằng này không thế. Mua rồi phải đem vô chùa chờ thầy làm lễ mới phóng thích. Gặp lúc thầy bận việc, không quan tâm tới, thế là những con vật bất hạnh kia phải kêu la, chen lấn đạp nhau trong lồng, thật là đau khổ. Nếu chúng nói được, thì chúng sẽ cất cao giọng mà cầu xin thương xót và thả chúng ngay, chứ không ai muốn bị nhốt dù chỉ là một phút một giây nào cả.

Nếu có ai đó nói rằng đợi Thầy làm lễ đối với chúng là tốt là có ích, thì theo quan điểm của mình, phóng sinh vẫn là thả chúng càng sớm càng tốt, đối với chúng sự chờ đợi trong lồng cũng là những phút giây tranh giành sống chết. Lúc đó hẳn chúng không có “ tâm trạng” để tỉnh thức hay để “bình tĩnh” mà chỉ có sự sợ hãi và mong ước được thoát khỏi đó càng sớm càng tốt mà thôi. Có khi chờ thầy làm lễ xong, có con thì chết, có con thì què quặt bay đi không nổi...

Như vậy, thì lại càng thêm tội chớ nào có phước đâu! Thử hỏi chúng ta làm lễ để ai chứng minh? Phật hay Bồ Tát? Hay chư Tôn Đức Tăng Ni? Chắc chắn Phật và Bồ Tát không thể chứng minh kéo dài sự đau khổ của chúng sanh như thế này rồi! Chư Tôn Đức Tăng Ni ư? Những vị này đầy lòng từ bi cũng không thể nào nhẫn tâm nhìn thấy cảnh tượng đau thương kêu la thảm thiết chúng bị nhốt lâu như thế!

Tóm lại, cũng một việc làm, mới nhìn thì thấy như là có phước lắm, nhưng nếu không khéo, thì trở thành mang tội. Thế thì phóng sanh như thế, chẳng những không đúng ý nghĩa của việc phóng sanh mà nó còn không được phước như ý mình muốn. Vì vậy, mong rằng người Phật tử khi có hảo tâm muốn mua vật phóng sanh, thì nên lưu tâm hơn về việc làm này.

Xem thêm: Khi phóngsanh nên khấn như thế nào và những lưu ý khi phóng sanh?

Mình đang gieo duyên:

- Sổ chép Kinh Địa Tạng in mờ - 104k +16 bút freeship

- Combo 5 cuốn chép in mờ Kinh Địa Tạng, Chú Đại Bi, Sám Hối, Vu Lan Báo Hiếu, Dược Sư - kèm vòng 108 hạt, 12 bút chép Kinh, 2 bút nhũ vàng, lá bồ đề và túi gấm tài lộc - Gía 189k – freeship

Và rất nhiều mẫu kinh sách khác cùng các Pháp bảo như Đèn, tượng Phật, bình Chú Đại Bi, Cốc chú .,...Bạn nào muốn thỉnh liên hệ zalo 0904.482.673 (có đủ các loại sổ cho các bạn thỉnh nhé, cần tư vấn thì nhắn cho mình nhé)

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay muốn chia sẻ câu chuyện của bản thân, bạn có thể gửi cho chúng tôi qua email: Vothuongkok@gmail.com, Zalo: 0904.482.673 Hoặc nhắn tin qua các kênh Liên hệ khác( nhấp vào đây)

Chúc các bạn luôn an lạc, nghĩ thiện làm lành và tin sâu vào nhân quả!

 

#vothuong; #vothuongkok; #tambinhan; #phongsanhnhuthenaochocophuoc; #phongsanhcocanlamlekhong; #cachkhankhiphongsanh; #phongsanhdungcach; #phóngsanh; #sochepkinhinmo; sochepkinhdiatang; sochepchudaibi; combosochepkinh; sochepkinh; vothuongkok; vothuong; tambinhan; tambinhankok; sổ chép kinh in mờ; sổ chép kinh; sổ chép chú đại bi; sổ chép kinh địa tạng; sổ chép sám hối; chép kinh; 

 


Lưu trữ Blog

Đời là Vô Thường

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc và đặt câu hỏi cho chúng tôi

Đặt câu hỏi

Bạn muốn nhận thông báo bài viết mới ?

icon icon icon