Những ngày kinh nguyệt có nên đi chùa, chép Kinh, tụng niệm bái sám không ?

February 02, 2024

         Những ngày kinh nguyệt có nên đi chùa, chép Kinh, tụng niệm bái sám không ?

Hỏi: Là người nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, chúng con có được phép tụng Kinh, đi chùa, chép Kinh, bái sám như những ngày thường được không?


Đáp: Xin thưa ngay là không có gì trở ngại cả. Trong Luật Phật không có ngăn cấm điều này. Bởi lẽ, kinh nguyệt là một hiện tượng sinh lý tự nhiên của người phụ nữ. Điều đó, không ai muốn như thế. Đó là một định lý tự nhiên mà không người phụ nữ nào tránh khỏi. Đã thế, thì tại sao Phật tử lại lo sợ? Phật tử đừng có ái ngại lo sợ gì cả. Chỉ lo sợ là Phật tử giải đãi rồi viện cớ lý do mà bỏ ngang sự tu hành, thì đó mới là điều đáng trách và đáng nói.

Ngoài ra, không có gì phải bận tâm lo lắng. Nếu bảo rằng, đó là những bài tiết dơ dáy, thì thử hỏi trong cơ thể con người, tất cả những chỗ bài tiết khác có chỗ nào sạch sẽ hết đâu? Phật dạy, thân này vốn là bất tịnh kia mà! Không lẽ vì sự bất tịnh mà chúng ta lại bỏ phế việc tu hành sao? Hơn nữa, chư Phật, Bồ tát, các Ngài đâu còn có tâm phân biệt chấp trước nhơ sạch như phàm phu tục tử chúng ta. Các Ngài lúc nào cũng mong mỏi khuyến khích chúng ta tinh tấn tu hành.


Đã thế, thì thời gian đối với sự tu hành của người Phật tử phải nói là vàng bạc quý báu. Không giờ phút nào lại không tu hành. Dù tu theo thời khóa hay không thời khóa cũng thế. Vì một ngày qua, thân ta mỗi suy tàn già yếu. Bệnh hoạn và cái chết đến với chúng ta không biết lúc nào. Thử hỏi có mấy ai lường trước được? Thế thì, tại sao chúng ta không nghĩ đến sự vô thường nhanh chóng mà nỗ lực gắng chí lo tu?

Phật tử nỗ lực tu hành, công phu tụng kinh, bái sám, chư Phật, Bồ tát, các Ngài thương không hết có đâu lại quở trách sự không trong sạch của Phật tử. Đối với Phật Pháp, sự nhơ bên ngoài không đáng kể, mà đáng kể nhứt là cái nhơ trong lòng của chúng ta. Cái cấu trược phiền não tham, sân, si, mới là cái đáng cho chúng ta quan tâm mà gấp lo tiêu trừ.

Nói thế, không phải chúng ta coi thường phần sự tướng bên ngoài. Nhưng chúng ta phải biết cái nào quan trọng và cái nào thứ yếu. Cái nào gốc, cái nào ngọn. Cái quan trọng, thì chúng ta phải quan tâm nhiều hơn. Đó là sự sáng suốt khéo biện biệt của người Phật tử trong lãnh vực tu hành.


Tóm lại, Phật tử cứ yên tâm không có gì phải lo ngại. Phật tử cứ sinh hoạt tụng kinh bái sám, đi Chùa lễ Phật, tụng Kinh, chép Kinh như thường lệ. Không có gì là tội lỗi cả. Chỉ mong sao Phật tử cố gắng giữ thời khóa tụng niệm bình thường. Được vậy, chư Phật và Bồ tát rất hoan hỷ và khen ngợi sự tinh tấn tu hành của Phật tử.

Chúc Phật tử luôn an vui và luôn tinh tấn trên bước đường tu niệm, cầu nguyện Phật tử chóng đạt thành đạo quả.

Mình đang gieo duyên:

- Sổ chép Kinh Địa Tạng in mờ - 104k +16 bút freeship

- Combo 5 cuốn chép in mờ Kinh Địa Tạng, Chú Đại Bi, Sám Hối, Vu Lan Báo Hiếu, Dược Sư - kèm vòng 108 hạt, 12 bút chép Kinh, 2 bút nhũ vàng, lá bồ đề và túi gấm tài lộc - Gía 189k – freeship


Và rất nhiều mẫu kinh sách khác cùng các Pháp bảo như Đèn, tượng Phật, bình Chú Đại Bi, Cốc chú .,...Bạn nào muốn thỉnh liên hệ zalo 0904.482.673 (có đủ các loại sổ cho các bạn thỉnh nhé, cần tư vấn thì nhắn cho mình nhé)

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay muốn chia sẻ câu chuyện của bản thân, bạn có thể gửi cho chúng tôi qua email: Vothuongkok@gmail.com, Zalo: 0904.482.673 Hoặc nhắn tin qua các kênh Liên hệ khác( nhấp vào đây)

Chúc các bạn luôn an lạc, nghĩ thiện làm lành và tin sâu vào nhân quả!

#vothuong; #vothuongkok; #tambinhan; #cokinhnguyetcoduocchepkinhkhong; #denthangcoduocdichuakhong; #denthangcoduocchepkinh; #cokinhcoduoctungkinhkhong;

#sochepkinhinmo; sochepkinhdiatang; sochepchudaibi; combosochepkinh; sochepkinh; vothuongkok; vothuong; tambinhan; tambinhankok; sổ chép kinh in mờ; sổ chép kinh; sổ chép chú đại bi; sổ chép kinh địa tạng; sổ chép sám hối; chép kinh; 

 

Lưu trữ Blog

Đời là Vô Thường

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc và đặt câu hỏi cho chúng tôi

Đặt câu hỏi

Bạn muốn nhận thông báo bài viết mới ?

icon icon icon